Sự phát triển của khái niệm Đứa trẻ bên trong bạn

Lịch sử phát triển

Khái niệm inner child dường như từ lâu đã xuất hiện trong các tác phẩm chuyện cổ tíchtín ngưỡng của Pháp, bản thể đứa trẻ bên trong mỗi con người, phần bản thể nơi mà còn lưu giữ sự hồn nhiên, tính sáng tạo và diệu kỳ của tuổi thơ đã được thể hiện trong các câu chuyện, thần thoại nhưng chỉ mới được thừa nhận là một đối tượng nghiên cứu dưới dạng một hiện tượng tâm lý kể từ thế kỷ 20.

Theo nhân chủng học, nhà nhân chủng học và dân tộc học, triết gia người Pháp Claude Lévi-Strauss lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về thuật ngữ "Deceptor" (là một nhân vật thần thoại với tính cách được mô tả là xảo huyệt, tham vọng và nghịch ngơm như một đứa trẻ), sau đó nhà nhân chủng học người Mĩ Paul Radin lần đầu tiên mô tả khái niệm "Trickster" (được cho là một dạng phức tạp hơn của Deceptor).[4], cùng với thuật ngữ "divine scoundrel" vào năm 1958 với những lời phê bình đóng góp từ Carl Gustav Jung.[5]

Carl Gustav Jung sau đó làm rõ khái niệm của riêng mình trên cơ sở này và nó nhanh chóng được sử dụng lại trong các nhánh ngành khác của ngành tâm lý học. Một dẫn chứng điển hình vào những năm 1960 khi mà Eric Berne đã sử dụng nó theo cách riêng của ông, làm cơ sở lý luận cho mô hình transactional analysis nhằm phân biệt ba trạng thái thể hiện cái tôi của mỗi cá nhân hay được biết đến là ego states.

Trong tâm lý học, tâm lý học trị liệu, đôi khi người ta sử dụng một thuật ngữ Latin "puer aeternus" hoặc "divine child" để chỉ nhân cách của một người vẫn còn non nớt, hồn nhiên và tự phát như thể họ vẫn còn là một đứa trẻ. Khái niệm trên bắt nguồn từ thần thoạitâm lý học Jungian như đã nêu trên, tùy vào trường hợp nó có thể có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực lên sự phát triển và hạnh phúc của con người, chứ hoàn toàn chưa hề được xem là một bản thể tồn tại bên trong mỗi cá nhân hành xử và phản ứng như một đứa trẻ.

Tính phổ quát

Theo quan điểm của tâm lý học Jungian, qua cuốn sách tựa đề The Divine Scoundrel: The Indian Myth (2019). Nội dung trong cuốn sách đã hình dung đến một sự tồn tại của một quá trình có đề cập đến một cổ mẫu đại diện cho loài người, bất kể nền văn minh. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tính phổ quát của khái niệm sơ khai của inner child thông qua các "divine scoundrel". Thuật ngữ divine scoundrel được định nghĩa là một sinh vật thần thoại nhỏ bé, nhưng sinh vật đó còn là một phần linh hồn của con người.

Paul Radin, nhà nhân chủng học trở nên nổi tiếng với việc nghiên cứu về khái niệm Trickster. Từ đó, cho phép Jung ủng hộ luận điểm này và khẳng định những tính chất của khái niệm "divine child" (thuật ngữ sơ khai của inner child) bằng cách đóng góp công sức vào nghiên cứu "the psychology of the scoundrel". Ngoài ra, Paul Radin còn lại một chuyên gia về văn hóa người Mỹ bản địa, ông thành lập một đội với Carl Gustav Jung cùng xuất bản một ấn phẩm. Paul Radin sau đó trở thành đồng tác giả của cuốn sách Le Mythe du Fripon, ông bắt đầu bảo vệ tính phổ quát của luận điểm này cũng như chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt về lâu dài mà nó mang lại.

Tính ứng dụng

Ở độ tuổi trưởng thành (không nhất thiết phải là một độ tuổi cụ thể, mặc dù số liệu xã hội học thống kê chỉ ra phần lớn là 40 tuổi), người trưởng thành (hoặc đang trong giai đoạn trưởng thành) sẽ có lúc cảm thấy bản thân cần thật sự hiểu rõ bản thân mình hơn, đặc biệt là phần đứa trẻ bên trong mình.

Khi đó, việc xây dựng mối liên kết giữa đứa trẻ bên trong nội tâm bản thân với một cá nhân cũng sẽ được áp dụng các biện pháp trị liệu tâm lý, ví dụ như loại hình trị liệu Psychotherapy of Psychoanalytic Inspiration (là một loại hình trị liệu sử dụng các lý thuyết phân tâm học làm nền tảng cho việc phân tích và hiểu biết quá trình trị liệu) như John Bradshaw hoặc Hal và Sidra Stone trong cuốn sách The Inner Dialogue của họ.